Bổn phận đối với Gia đình – Học đường – Đồng đội

( Tài liệu Huấn Luyện Đầu Thứ Đàn – Tuyết Sơn

do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam ấn hành )

 

Làm tròn bổn phận của một đoàn sinh Gia Đình Phật Tử, nghĩa là các em sống trong khung cảnh xã hội, các em còn nhiều bổn phận đối với Gia đình, Học đường, Bạn đồng đội và mọi người.

Những bổn phận trên đây được thể hiện đúng đắn theo chơn tinh thần Phật giáo, tất nhiên các em đã tiến đến thực hành 5 hạnh Tinh tấn – Hỹ xã – Thanh Tịnh – Trí tuệ – Từ Bi.

1.  Bổn Phận đối vi Gia đình :

–   Các em phải hết lòng kính yêu cha mẹ, biết ơn cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục.

–   Phải giúp đỡ công việc cho cha mẹ.

–   Phải học hành tấn tới để cha mẹ được vui lòng, đẹp dạ.

–   Khi cha mẹ già yếu, ốm đau phải hết lòng săn sóc không nề hà khó nhọc.

–   Đối với anh chị em ruột trong gia đình phải thuận hoà kính mến và vâng lời anh chị – phải biết thương yêu các anh chị em.

–   Đối với các em mình, phải thương yêu dẫn đắt các em, làm việc thiện tránh các điều ác, phải tận tâm săn sóc các em khi đau ốm.

2.  Bổn phận dối với Học đường :

–   Phải tôn trọng của chung.

–   Phải làm tròn bổn phận của một học trò ngoan có đức hạnh tốt, siêng năng học hành – Vâng lời dạy bảo.

–   Không chơi đùa liêu lỏng.

–   Không theo bạn lười biếng.

3.  Bổn phận đối với Đồng đội :

–   Ngoài những bổn phận thương yêu gia đình như cha mẹ, anh chị em, mỗi chúng ta đều có những mối liên hệ không kém quan trọng đó là tình bằng hữu.

–   Phải kính và thương mến, giúp đỡ trong những cơn hoạn nạn.

–   Nếu thời còn đi học hoặc cùng nghề nghiệp phải đối đãi với bạn một cách chân thành.

–   Khi xa bạn cũng nên lui tới thăm viếng bạn. Vì bạn là người có công giúp mình thành sự việc tốt đẹp, như tục ngữ thường có câu gần mực thì đen, gần đèn thì sáng vậy.

4.  Bổn phn đối với Mọi người :

Trong xã hội, sự liên hệ mật thiết đối với chứng ta không phải ít những người chung quanh ta, họ đã giúp ta, hỗ trợ công việc hằng ngày được tốt đẹp. Vậy ta phải có bổn  phận đối với họ.

–   Phải kính trọng và giúp đỡ họ trong lúc hoạn nạn.

–   Phải thành tâm, thiện chí đối với họ.

–   Phải xem họ như người thân của mình.

5.  Kết luận :

Phật tử là những người cầu học, cầu tiến, để trau dồi đạo đức từ tinh thần đến thể chất và từ lời nói đến việc làm. Muốn thế, chúng ta phải thể hiện các bổn phận đối với gia đình, học đường, bằng hữu và mọi người để báo đáp ân của những sự liên hệ như tục ngữ : “ Không thầy đố mày làm nên ” và  “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng ”.  Những câu tục ngữ này không chỉ áp dụng trong học vấn mà còn cả sự hành xử của người Phật tử trong mọi lĩnh vực. Nhờ chúng, ta có phúc duyên gặp được cha mẹ hiền lành, anh em hoà thuận, thầy tốt, bạn hiền. Cũng chưa đủ, chúng ta còn phải biết tiếp nhận những điều hay, lẽ phải của những người chung quanh mới mong trở thành một phật tử chơn chính và một người hữu ích đối với quốc gia xã hội.

Bài khác nên xem

Tiểu Sử Huynh Trưởng Cấp Dũng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu

phuocthanh

Nền giáo dục vượt qua – Thích Thái Hòa

phuocthanh

GĐPT Lâm Đồng khai mạc Liên trại huấn luyện Lộc Uyển – A Dục – năm 2020

Huệ Quang GĐPTVN