Đường Nét Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam – Nguyễn Sơn Hoàn

ĐƯỜNG NÉT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Thuyết trình: Huynh Trưởng Tâm Kim Nguyễn Sơn Hoàn

I. Tầm quan trọng của kiến trúc Phật Giáo trong đời sống dân tộc và Đạo Pháp.

     1) Kiến trúc Phật Giáo qua các thời đại:

Đạo Phật qua hình ảnh ngôi chùa, ngọn tháp là những biểu trưng sắc thái kiến trúc đặc biệt Việt Nam, mang một sử tính của mỗi thời đại khác nhau, nhằm hiện đại hoá nếp sinh hoạt đạo Phật trong dân gian để vừa phụng sự đạo Pháp vừa phục vụ dân tộc, một cách hữu hiện hơn.

Thật vậy, một mái chùa cong, một ngôi tháp cổ, đủ nói lên trọn vẹn cái ý nghĩa và hồn tính của một dân tộc, hơn nữa nó còn là suối nguồn mạch sống của cả giống nòi, ta nương vào đó để tồn tại triển khai. Việt Nam không có những đại kiến trúc Phật Giáo khổng lồ như Đế Thiên, Đế Thích của Campuchia, Borobudur của Java, Đôn hoàng của Trung Hoa Ajanta của Ấn Độ và các đại tháp hùng vĩ. Thế nhưng Nhân dân ViệtNamvẫn có những ngôi chùa tuy không đồ sộ to lớn lắm nhưng ở khắp nơi trong nước, làng nào cũng ít nhất một ngôi chùa thờ Phật. Đồng thời cũng là giảng đường để khai đạo nhằm phục vụ công việc ích quốc lợi dân.

Việt Namqua thời kỳ ban đầu thành lập quốc đầy loạn ly phong kiến, kể từ đời nhà Đinh (năm 968). Các vị Thiền Sư thực sự tham dự vào việc cải cách quốc gia về quốc phòng, ngoại giao, luật pháp hành chính văn hoá xã hội .v.v…

Sang thời nhà Lý, quốc gia Việt Namcực kỳ hưng thịnh. Điều đáng chú ý nhất trong thời đại nhà Lý là: các nhà chùa, tháp được kiến tạo rất nhiều. Tuy nhiên các chùa tháp được xây dựng trong thời kỳ này không đồ sộ, tốn kém lắm như các chùa tháp của Chiêm thành, của Kampuchia, của Trung Hoa, của Hy Lạp, Ai Cập…, mặc dù các công trình vĩ đại đó đã gây hao hụt tài nguyên quốc gia, nhân lực của toàn dân.

Các triều Đinh, Lê, Lý, Trần sở dĩ được hưng thịnh là nhờ có nguồn giáo lý Từ Bi Trí Tuệ, bình đẳng giải thoát và tự chủ nó biểu trưng bằng các ngôi chùa, ngọn tháp oai hùng ngự khắp nơi với sự hiện diện của các vị thiền sư sốn gần gũi với nhân dân.

Đối với đại nghiệp của đạo Phật ViệtNamqua các công trình to lớn đã thực tiễn phục vụ dân tộc và đạo pháp một cách tích cực, chúng ta không thể lưu tâm tìm hiểu nguyên nhân tién hoá của chúng. Chỉ biết rằng tài liệu khảo cổ liên quan đến các kiến trúc Chùa, Tháp từng thời đại hãy còn chưa được phổ biến sâu rộng trong dân gian.

     2) Sự hiển tướng của linh hồn dân tộc, sự hoà hợp với thiên nhiên qua các công trình kiến trúc Phật Giáo.

Nhiều vua chúa đã cho xây dựng những cung điện huy hoàng, nhưng hầu hết những kiệt tác của mỹ thuật Đông, tây đều bắt nguồn từ tôn giáo là phần thân thiết cao siêu nhất của linh hồn một dân tộc cũng như nhân loại, những công trình kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, chính là hiện tướng của linh thế sâu xa ấy.

Đạo Phật đã sâu rễ bén gốc của nước Việt ta từ 18 thế kỷ. Nên dĩ nhiên phải căn cứ vào đây mà tìm hiểu mỹ thuật truyền thống, những nhà khảo cổ Tây phương, tuy có xét đến  phương diện khác như cung điện, lăng tẩm v.v… nhưng cũng phải lấy công trình xây dựng của Hy Lạp, Ấn Độ, Tây Phương trung cổ thì của ta kém phần đồ sộ huy hoàng. Nhưng không thể dựa trên một tiêu chuẩn, những phạm trù, những định luật, những nguyên lý chi phối nghệ thuật của những nước này, không phải là khuôn vàng thước ngọc của nước kia, bởi có nhiều nền văn minh, nhiều cách cảm xúc suy tư và sinh hoạt. Nếu những công trình kiến trúc Hy Lạp, Ai Cập, Tây Phương thời trung cổ như những thách thức của con người đối với thiên nhiên thì ngược lại những công trình kiến trúc Phật Giáo của Việt Nam, cũng như Trung Hoa và Nhật Bản đã hoà hợp với thiên nhiên theo lẽ Thiên Địa, vạn vật đồng nhất thể của Trung Hoa được tế nhị hoá với lẽ nhất như trong lòng  Đại Ngã, Đại Hồn của Phật Giáo bao gồm vũ trụ với con người cũng như mọi chúng sinh.

Bởi thế cho nên những ngôi chùa, những công trình kiến trúc của ta, không đồ sộ huy hoàng, không đột khởi thách thức. Nơi am thanh cảnh vắng, nơi “Không sơn tịch mịch đạo tâm sinh”. (Núi vắng lặng lẽ là nơi nảy sinh lòng đạo) Là lý tưởng nên những ngôi chùa ở đồng bằng không xa thị tứ hay ở giữa đế đô vẫn mang vẽ thanh u.

Chùa chiền tô điểm cho thiên nhiên, thiên nhiên tô điểm cho chùa chiền, tuy hai mà một. Những ngôi chùa bên hàng động, hay trong lòng hang động ở Hương Sơn, Yên Tử Sơn, Vịnh Hạ Long, những ngôi chùa trên những ngọn đồi kiệt tác của Việt Nam được coi như là tiêu biểu cho thời cực thịnh.

Khi bước vào ngôi chùa thâm thấp, thâm u phản phất khói hương, hãy đặt  tay vào những ngôi chùa lớn ta sẽ thấy khác hẳn so với những cột đá của những nền kiến trúc kia, sẽ thấy thiên nhiên còn tiếp tục, còn sinh hoạt, còn thở, ta thở, Phật thở, tất cả đều là một, một là tất cả.

Vậy kiến trúc chùa chiền có tiêu chuẩn của nó, có quân bình của nó, có vẻ đẹp của nó để đạt mục tiêu của nó, nên không thể lấy những định luật của những nền kiến trúc phương tây mà thưởng thức.

Với phạm vi của bài viết, tìm hiểu đặc trưng đường nét của kiến trúc Phật Giáo Việt Nam, chúng ta không thể nghiên cứu tìm hiểu những ngôi chùa từ bắc chí nam về lịch sử địa lý của từng ngôi chùa, cùng cảnh trí thiên nhiên ở xung quanh, chúng ta tìm hiểu từng bộ phận kiến trúc, từng chi tiết nào nói lên được đường nét kiến trúc Phật Giáo Việt Nam như: Tháp, Mái, Kết cấu và bố cục địa lý của chùa Việt Nam.

 

 Còn tiếp

 

Bài khác nên xem

Những Pho Tượng Đức Phật Thích Ca Lớn Nhất Việt Nam

phuocthanh

Ấn Độ : Lên Kế Hoạch Xây Dựng Tượng Phật Ngồi Cao Nhất Thế Giới

phuocthanh

Phù hiệu Chu niên lần thứ 42 GĐPT Khánh Trà

phuocthanh