Mật Thư Căn bản

I/ Định nghĩa về mật thư :

Tiếng Hy Lạp mật thư có nghĩa là Kryptos (dấu kín, bí mật ) và Gramma nghĩa là bản văn lá thư .Hay trong tiếng anh mật thư có nghĩa là secret letter.
Vậy mật thư có thể hiểu là 1 bản thông tin gồm những ký tự khó hiểu, những ký hiệu bí mật mà chỉ có người gửi và người nhận mới hiểu được nhằm giữ kín nội dung cần trao đổi, thông tin.
Các ký hiệu ấy gọi chung là mật mã. Muốn hiểu được nội dung của bức thư thì phải phá bí mật của ký hiệu và cách sắp xếp. Quá trình khám phá ấy gọi là giải mã .
Mật mã gồm 2 yếu tố: hệ thống và chìa khoá .
1/ Hệ thống :
Mật thư được mã hoá theo một hệ thống nào đó. Hệ thống này gồm những quy định bất biến, những bước tiến hành nhất định . Gồm 3 hệ thống cơ bản : -Hệ thống thay thế
-Hệ thống dời chỗ
-Hệ thống ẩn dấu
a/ Hệ thống thay thế : Mỗi mẫu tự của bản tin được thay thế bằng một ký hiệu mật mã nào đó .
b/ Hệ thống dời chỗ : Hệ thống này không dùng ký hiệu mật mã nhưng nó xác định tên trật tự của bản tin.
c/ Hệ thống ẩn dấu : Khi bản tin vẫn giữ bình thường và không được thay thế bằng các ký hiệu mật mã nhưng lại được ngụỵ trang dưới một hình thức khác thì được gọi là mật thư ẩn dấu.
• Ngoài ra người ta còn kết hợp cả ba hệ thống lại làm tăng thêm sự phong phú và phức tạp của mật thư.

2/ Chìa khoá :
Để nâng cao tính bí mật của mật thư người ta còn tạo ra chìa khoá. Chìa khoá là mấu chốt của mật thư. Nếu người đọc biết hệ thống nhưng không biết chìa khoá thì cũng không giải được mật thư. Chìa khoá có nhiều dạng, có thể là một từ, một nhóm từ, một tiếng , …v.v….
Trong các trò chơi lớn phần lớn đều không sử dụng chìa khoá . Thật ra những chìa khoá mà chúng ta thường gặp chỉ là 1 gợi ý nhỏ về hệ thống của mật thư để người chơi dễ giải hơn.

II/ Cách giải mật thư:
 Bình tĩnh
 Tự tin nhưng không chủ quan
 Nghiên cứu khoá giải thật kỹ
 Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết
 Đối với mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế ta sẽ tận dụng được hết chất xám trí tuệ ở trong đội tránh tình trạng xúm lại chụm đầu vào tranh nhau 1 tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu.
 Cuối cùng nếu dịch xong, ta viết lại một bản bạch văn cho rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa.

III/ Yêu cầu và mục đích của mật thư:

1/ Yêu cầu :
Mật thư đưa ra phải phù hợp với trình độ người chơi, ví như đối tượng là ngành Đồng hay ngành Thiếu phải phân rành – học vấn ngành Thiếu ngành Thanh đến đâu phải biết rõ, tránh tình trạng quá khó sẽ làm người chơi nản lòng . Tuy nhiên, không nên đưa ra mật thư quá dễ sẽ làm cho cuộc chơi mất phần thú vị. Người lập mật thư nên tạo ra những mật thư đòi hỏi người chơi động não.
Mật thư phải phù hợp với lứa tuổi, tâm lý của đoàn sinh, đối với ngành thiếu thì năng động. Mật thư trong GĐPT nên mang một nét đặc thù riêng như được viết dưới dạng Phật hoá hay mang tính giáo dục. Nội dung của mật thư có thể là yêu cầu đoàn sinh nhắc lại 1 bài học nào đó.
Phù hợp với hoàn cảnh, mục đích, thời gian của cuộc chơi.
Mật thư đưa ra phải chính xác rõ ràng .

2/ Mục đích :
Trong phạm vi hoạt động thanh niên, mật thư đưa ra để giáo dục, vui chơi, luyện trí. Rèn luyện cho đoàn sinh sự nhạy bén, sáng suốt, năng động, phán đoán, khả năng xoay sở khi gặp khó khăn – trong gấp rút giữ được sự điềm nhiên; trong rối loạn vẫn tìm ra thế hóa giải…để phục vụ nhân sinh xã hội, giúp đỡ người khác theo châm ngôn Bi – Trí – Dũng và theo tinh thần tự lợi tự tha của đạo Phật.
Về mặt tinh thần, môn học này nhằm đào luyện tự tin, tự chủ, trước mắt nhằm tạo cho đoàn sinh sự tò mò thích thú, tập tính toán, suy diễn, đặt giả thuyết quanh vấn đề cho đến khi đạt được mục đích.

IV/ Mật thư tiếng việt:
Tiếng việt có 5 dấu giọng: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Và các nguyên âm, phụ âm đặc biệt :
Ô, Ơ, Ê, Ă, Â, Ư, Đ
Quy ước trong điện tín :
S : Dấu sắc DD : Đ
F : Dấu huyền OO : Ô
R : Dấu hỏi EE : Ê
J : Dấu nặng AA : Â
X : Dấu ngã AW : Ă
OW : Ơ
UW : Ư
(Trước năm 1975 quốc ngữ điện tín sử dụng V: dấu nặng, Q: dấu huyền – ngày nay có những lão niên xưa vẫn quen cách xài cũ. Biết để hiểu thêm khi hội họp giao lưu)
Trong 1 số mật thư người ta không dùng dấu được quy ước trong điện tín mà sử dụng loại mẫu tự Việt gồm 29 chữ cái :
A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y
Nhưng thông thường vẫn là loại mẫu tự 26 chữ cái :
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

IV/ Một số ví dụ về các dạng mật thư thường gặp :

1/ Mật thư thuộc hệ thống thay thế (Thay thế chữ Morse) :

• Mật thư 1 :
Khóa: N=12
Bản tin: 124606800302340460268001240461012011203645 – AR
Hướng dẫn : N=12 ( Trong ký tự morse N là “_ .” vậy 1 là _ ; 2 là . )
Vậy số lẻ là tè, số chẵn là tích
Số 0 là cách 1 chữ
Số 00 là cách 1 từ
Bản tin là “ BI TRIS DUNGX “  “BI TRÍ DŨNG “

• Mật thư 2:
Khóa: N=br
Bản tin: BrasNraH2tAihaTnaKncvB2daeKuihNhiKhtiNhiet – AR
Hướng dẫn : N=br (trong ký tự morse N là “_.” vậy b là _ ; r là . )
Vậy chữ cao là tè, chữ thấp là tích
Chữ hoa là cách 1 chữ
Chữ hoa có bình phương là cách 1 từ
Bản tin là :” BI TRIS DUNGX “  “ BI TRÍ DŨNG “

• Mật thư 3:
Khóa: X = NA = TU
Bản tin : II . TM . MT . EE . EO – ES . EE . E . E . IT . IE _ AR
Hướng dẫn : Trong ký tự morse chữ X là _.._ mà chữ N là _. kết hợp với chữ A là ._ ta sẽ có chữ X với _.._ ,
Hay với chữ T là_ kết hợp với chữ U là .._ ta sẽ có chữ X với _.._
Loại mật thư này dùng ký hiệu morse dài phân tích ra những ký hiệu ngắn .
VD : Với chữ O là _ _ _ = chữ T với _ và chữ M với _ _
O ( _ _ _ ) = T ( _ ) + M ( _ _ )
Bản tin là “HOOIJ HIEEUS “  “HỘI HIẾU “

 Loại mật thư thay thế sử dụng tín hiệu morse này ngoài chữ cái và số ta có thể sủ dụng những ký hiệu có tính đối lập như : – Trăng tròn, trăng khuyết (  )
– Nốt nhạc có trường độ khác nhau hay cao độ khác nhau
– Núi cao, núi thấp
– …….

• Mật thư 4:
Khóa: A=1
Bản tin: 7 . 9 . 1 – 4 . 4 . 9 . 14 . 8 . 6 – 16 . 8 . 1 . 1 . 20 . 10 – 20 . 21 . 23 . 18 – AR
Hướng dẫn : Với khoá là A=1 (một chữ bằng 1 số ) ta thay lần lượt các số từ 1 đến 26 vào các chứ cái từ A đến Z . Sau đó dò theo từng số trong bản tin sẽ ứng với 1 chữ cái nhất định . Viết chữ cái ra ta sẽ có 1 bản tin có ý nghĩa .
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
Ứng với 10 là J
với 12 là L …..
Bản tin là :” GIA DDINHF PHAATJ TUWR “  “GIA ĐÌNH PHẬT TỬ “

* Ngoài khoá trên ta có thể biến hoá để mật thư thêm phong phú và để người chơi hứng thú hơn .
Ví dụ : “ Một phần ít ỏi quá đi thôi “ (X =1 )
“ Bê con 4 cẳng 1 què “ (B =3)
“ Dê mà đi 2 chân “ (D =2)
“ Em lên năm “ (M =5)
“ Em là tám sắc “ (M =8 )
“ Bay hỏi ai là anh cả “ (A =7)
“ Nguyên tử lượng của oxi “ (O =2)
“ Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân “ (X =3)
“ Trung thu trăng sáng như gương
Xa quê ngắm cảnh nhớ thương đêm rằm “ (O =15)

• Mật thư 5:
Khóa: A=N
Bản tin : T . V. N – Q. Q. V. A. U. S – C. U. N. N. G. W – G. H. J. E – AR
Hướng dẫn : Với khoá là A = N (tương tự như mật thư 4 ) ta lần lượt thay A = N ứng với mỗi chữ cái ta sẽ có 1 chữ cái mới ở hàng dưới . Dò theo bản tin nhận được ta sẽ có 1 bản tin mới có nghĩa.
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
N O P Q R S T U V W X Y Z A B C D E F G H I J K L M
Ứng với T là G
với V là I ….
Bản tin là :” GIA DDINHF PHAATJ TUWR “  “GIA ĐÌNH PHẬT TỬ “
* Ngoài ra còn có những khoá khác :
Ví dụ : “ O Huế đứng ở ngã ba đường “ ( O =Y )
“ Leo thang cũng như đang ca “ (H = K)
“ Bong bóng bay “ (O = H)
“ (bán kính )2 π “ (O = S)
“ đường kính  π “ (O = C)
“ Anh cả đi chăn dê” (A = D)
“ Bò con bằng tuổi dê” (B =D)
“ hãy ca hát cho vui “ (K =H)
“ Rùa bị điện giật “ (Q =T)
……
 Loại mật thư này người ra mật thư còn có thể biến thể ra nhiều loại khoá khác nhau hoặc kết hợp giữa nhiều loại

(còn tiếp)

Bài khác nên xem

Mật Thư Căn Bản (tiếp)

ducquang

Mật Thư Dạng Thay Thế và Biến Thể

ducquang

Mật Thư: Đĩa quay 3 Tầng Dạng Thay Thế

ducquang