Mười Loại Gia Vị Chữa Bệnh

Mười Loại Gia Vị Chữa Bệnh

 

1. ỚT : không chỉ là gia vị mà còn được dùng làm thuốc trị bệnh trong cả Đông lẫn Tây y. Nó có tác dụng giảm đau, giúp máu lưu thông tốt, chống ung thư tiền liệt tuyến, giảm nôn ói sau phẫu thuật…Theo Đông y, ớt có tác dụng tán hàn, kiện tỳ, giải độc, tiêu viêm, tiêu thực, giảm đau. Nó được dùng trong nhiều bài thuốc trị rụng tóc, ăn uống kém, tiêu hóa kém, viêm khớp mạn tính, đau dạ dày do lạnh, đau lưng, đau khớp. Lá cây ớt tươi đắp chữa bệnh eczema, chữa rắn rết cắn, mụn nhọt.Trong Tây y, ớt cũng được sử dụng với hoạt chất chính là capsicain. Nó kích thích não bộ tiết ra endomorphine – chất ma túy nội sinh làm con người khoan khoái, dễ chịu, giảm đau. Vì thế nhiều người “ghiền” ớt, bữa ăn thiếu ớt trở nên mất ngon.Ớt chứa nhiều vitamin và khoáng chất: Vitamin A, E, K, B1, B2, B3, B5, B6, B9, beta caroten, canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali, natri, kẽm, đồng. Đặc biệt, ớt chứa một hàm lượng cao vitamin C. Ớt còn giúp máu lưu thông tốt, giảm tai biến tim mạch, giảm tình trạng cao huyết áp

 Các loại thuốc từ ớt

Thuốc chứa chiết xuất từ ớt dùng ngoài da dưới dạng cồn, giúp kích thích tại chỗ, làm giãn mạch, làm tan máu bầm, giảm đau.Đã có nghiên cứu dùng kem chứa hoạt chất capsicain để phong tỏa thần kinh dưới vết thương ở da, trị đau thần kinh do bệnh zona.

Chiết xuất từ ớt kết hợp với các hoạt chất khác đã được dùng khá nhiều trong Tây y dưới nhiều dạng thuốc như:

–          Thuốc ngoài da dạng kem: Baume Saint Bernard crème dùng kháng viêm giảm đau kết hợp với salicylat methyl, long não, menthol.

–          Thuốc ống uống: Complex Lehning Euphrasia 115 hoặc 58 dùng trong nhãn khoa.

–          Thuốc dạng que chấm lên da: Curoma baton dùng kháng viêm.

–          Thuốc viên ngậm dưới lưỡi: Slimum cp sublingual hỗ trợ điều trị béo phì.

Các nghiên cứu mới về tác dụng của ớt

Phương thuốc “nóng” trị đau lưng: Cao dán ớt dùng điều trị các cơn đau như đau lưng, viêm khớp và các cơn đau cơ xương khác. Cao dán giúp cải thiện tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giảm cơn đau. Sau khi rửa sạch và lau khô chỗ đau, dán tấm dán lên trong 24 giờ. Trước khi dán, nên thử test trước ở diện tích nhỏ để đề phòng quá nóng gây kích thích da. Cao dán sẽ lan tỏa hoạt chất dưới sức nóng của da. Không dùng với da nhạy cảm hoặc đang bị bệnh ngoài da
Ớt chống ung thư tiền liệt tuyến: Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu y khoa Cedars-Sinai (Mỹ) cho chuột đã cấy tế bào ung thư của người uống dung dịch chứa tinh chất ớt 3 lần/tuần. Họ thấy tế bào ung thư tuyến tiền liệt dần dần bị hủy hoại, quá trình phát triển khối u của tuyến tiền liệt cũng chậm lại.Các nhà khoa học của viện đại học Pittburg (Mỹ) thì cho rằng ớt có thể làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt với ung thư tuyến tụy. Đó là tác dụng của chất cay capsicain. Chất cay này giữ vai trò xúc tác, làm cho tế bào ung thư tự phá hủy nhưng không gây hại cho các tế bào bình thường.

Giảm nôn ói sau phẫu thuật: Tinh chất ớt cũng giúp làm giảm tình trạng nôn ói sau các ca phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Trong một nghiên cứu, cao dán được đặt vào các huyệt đạo trước khi gây mê và lấy ra 8 giờ sau phẫu thuật. Kết quả là tỷ lệ nôn ói hậu phẫu giảm một nửa.

Tỏi :  có thể ăn tươi, ngâm dấm, đường hoặc pha trà. Tuy nhiên, trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là tốt nhất. Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Do đó, nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thủng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn…

2. Tỏi tươi: là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Tỏi sống giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Tuy nhiên, ăn nhiều quá không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích và chất axilin có trong tỏi có thể gây ra chứng tan máu. Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10 g tỏi là vô hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiếm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi hay để lại mùi hôi, do đó người ta thường chế biến thành các dạng khác.

Tỏi ngâm: có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt. Cách chế biến: lấy 50 g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100 ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt.

Tỏi ngâm đường: lấy 50 g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800 g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị.

Rượu tỏi: có nhiều cách chế rượu tỏi.

– Lấy 25 g tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem ngâm với 100 ml rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25-30 ml.

– Dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml.

Trà tỏi: có thể chế biến theo 2 cách.

– Tỏi 15 g, sơn tra 30 g, thảo quyết minh 10 g. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với sơn tra và thảo quyết minh, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: hạ mỡ máu, chống béo phì, tiêu thực tích.

– Tỏi vỏ tím 10 g, kim ngân hoa 6 g, trà xanh 3 g, cam thảo 2 g. Tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với kim ngân hoa, trà xanh và cam thảo, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp.

Tỏi và các món ăn – bài thuốc

Bài 1: Tỏi 30 g, chim bồ câu 1 con. Chim bồ câu làm thịt, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch cho vào bát cùng với tỏi đã bóc vỏ, cho đủ gia vị, chế thêm một chút rượu vang và nước trắng rồi đem hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích tủy sinh tinh.

Bài 2: Tỏi 50 g, thịt dê nạc 250 g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị, tỏi bóc vỏ đập giập. Cho dầu thực vật vào chảo đun cho nóng già, bỏ thịt dê vào xào chín tái, bỏ tỏi và các gia vị vừa đủ đun thêm một lát là được, ăn nóng. Công dụng: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh.

Bài 3: Tỏi 30 g, thịt yếm ba ba 250 g. Thịt yếm ba ba rửa sạch, cắt thành miếng bỏ vào đun sôi vài lần, vớt ra rồi đem rán qua, tỏi bóc bỏ vỏ, cho vào chảo rán qua cho có màu vàng non, tiếp đó cho thịt ba ba vào xào, chế thêm các gia vị như gừng, hành, muối, đường, một chút rượu và nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ ninh trong 30 phút là được. Công dụng: tư âm bổ thận.

Bài 4: Tỏi 100 g, dạ dày lợn 1 cái, sa nhân 3 g. Dạ dày lợn rửa sạch, cho sa nhân và tỏi đã bóc vỏ vào trong, lấy chỉ khâu lại, cho vào nồi, chế thêm rượu, muối và nước lượng vừa đủ rồi hầm cho đến khi chín nhừ là được, cho thêm một chút mì chính, ăn nóng. Công dụng: bổ hư nhược, kiện tỳ vị.

3 Hành củ: Thường người nội trợ chỉ dùng thông bạch (còn gọi là hành củ) để làm gia vị cho các món ăn hằng ngày, chứ ít ai biết đến những công dụng độc đáo của củ hành khi có bệnh. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ củ hành theo lương y Trần Khiết (TP.HCM):

* Trị cảm mạo, ho, mồ hôi không ra, đau đầu, đau gáy…

+ Nguyên liệu: Hành ta (5 củ, lấy cả rễ), gạo (50 gr), gừng tươi (10 gr)…

+ Cách chế biến: Gừng tươi xắt lát rồi giã nát. Nấu gừng và gạo thành cháo nhuyễn (nấu loãng). Hành thái nhỏ cho vào cháo, cho thêm 3 – 5 ml giấm ăn, trộn đều, cho vào tí muối và tiêu. Nên ăn lúc cháo đang còn nóng để cho ra mồ hôi. Lưu ý, khi ra mồ hôi nhiều rồi thì không nên ăn nữa. Cũng có thể làm theo cách: nấu một bát cháo lòng, hành củ đập dập cho vào, gia vị ít tiêu, muối vừa đủ, ăn lúc cháo đang còn nóng.

* Động thai:

+ Dùng từ 20 – 50 gr củ hành tươi giã nát, cho vào một chén nước và nấu đến sôi, lọc bỏ bã, lấy nước uống từ từ.

* Giải cảm:

+ Hành củ (50 gr), đậu xị (50 gr), gạo trắng (60 gr)

+ Cách làm: Giã nát củ hành, rồi cho cả 3 thứ vào nồi nấu cháo, ăn lúc còn nóng…

Ngoài ra, hành củ còn có công dụng làm thông kinh hoạt huyết, ấm thận, giảm mỡ…

Lưu ý, không được ăn hành cùng với mật ong.

4.Gừng :có tên khoa học zingiber officianale rosc, ngoài việc dùng làm gia vị, mứt…, gừng còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Khi bị đau bụng (do lạnh), nôn ọe (nhất là nôn khan): lấy 10 gr gừng cộng với 4-6 gr cam thảo sắc với 300 ml nước còn 100 ml, nhấm từng ngụm (1 thìa canh/lần), chỉ sau vài chục phút là hết. Khi bị rối loạn tiêu hóa (do thức ăn lạ hay bị cảm lạnh…), bị nôn, mửa, có thể đi lỏng: dùng gừng khô 2-4gr, giã nhỏ, hòa trong 50 ml nước uống dần dần, sau vài chục phút sẽ đỡ. Ho: dùng vài lát gừng tươi chấm với một ít muối hoặc đường, ngậm, mút nước sẽ làm cho ấm họng, dịu cơn ho (có thể dùng dưới dạng mứt cũng được).

 Gừng còn được dùng để “đánh cảm” rất hiệu quả: khi bị cảm cúm, nhất là cảm lạnh: Lấy một củ gừng già đập dập, chưng cách thủy với 50 ml rượu hay cồn (70 độ) chừng 10 – 15 phút, sau đó dùng một miếng gạc (hay khăn nhỏ) tẩm với rượu gừng miết dọc hai bên cột sống từ gáy đến thắt lưng, tiếp theo là miết theo xương bả vai (từ trong ra ngoài), làm liên tục chừng 5 – 10 phút. Tiếp tục làm phía trước ngực: từ hõm ức đến chấm thủy và dọc theo xương đòn gánh (từ trong ra ngoài) liên tục 5 – 10 phút. Sau đó dùng khăn ấm lau sạch. Có thể làm như vậy trong 3 ngày (mỗi ngày 1 lần). Sau khi “đánh cảm” nên ăn một bát cháo hành loãng và nóng. Xin lưu ý: không nên bắt gió hoặc cạo gió bằng thìa, đồng xu, miệng chén… vì sẽ gây tổn thương “tấu lý” (hiểu nôm na là tổn thương hàng rào bảo vệ cơ thể). Do đó dễ bị tái phát, gây viêm da, không có lợi cho cơ thể. “Đánh gió” bằng gừng như trên sẽ ít bị trúng gió trở lại và da không bị thương tổn.

 Chấn thương: Khi bị chấn thương không có vết trầy xước (như bong gân, va đập, té ngã, giãn dây chằng…): lấy một củ gừng già và 5-7 lá trầu già (vàng), giã nhuyễn đùm trong một miếng vải dịt vào vùng đau và băng lại, để chừng 2-3 giờ. Mỗi ngày một lần, liên tục trong 2-3 ngày. Cách làm này rất hiệu quả.

5.Tác dụng chữa bệnh của hạt tiêu: Theo y học cổ truyền, tiêu có vị cay, tính nóng, có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ấm bụng, giảm đau, chống nôn. Hạt tiêu đen được dùng chữa cảm hàn do nó làm toát mồ hôi, tan khí lạnh ở ngoài và làm ấm bụng, tăng sức nóng ở trong. Còn tiêu sọ (tiêu trắng) chuyên trị tiêu chảy, thổ tả, có tác dụng sát vi khuẩn.

Ở Trung Quốc, hạt tiêu được chế thành cao dán để chữa hen. Người Ấn Độ dùng tiêu để chữa dịch tả, tăng cường sức khỏe cho cơ thể yếu mệt sau khi sốt và phòng tái phát bệnh sốt rét. NgườiIndonesiadùng tiêu làm thành phần của một số loại thuốc bổ, thuốc giảm đau cho phụ nữ sau đẻ. Còn ở Nepan, tiêu được phối hợp với nhiều vị khác để làm thuốc chữa cảm lạnh, cảm cúm, khó tiêu, viêm khớp.

Để chữa tê thấp, có thể ngâm hồ tiêu, đại hồi, phèn chua với rượu, dùng xoa bóp ngoài. Còn nếu bị đau răng, sâu răng, việc xát bột tiêu vào chân răng có thể giúp làm giảm cơn đau và diệt khuẩn.

5 Tiêu sọ

  • Chữa tiêu chảy, thổ tả bằng hạt tiêu sọ

– Tiêu sọ 20 g giã nát, củ riềng già 50 g tán bột, vỏ quýt khô 30 g cắt nhỏ, tất cả ngâm với nửa lít rượu trắng trong 15-20 ngày. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 ml.

– Tiêu sọ 50 g, bán hạ chế 50 g, 2 thứ tán nhỏ trộn với nước gừng, làm thành viên bằng hạt đỗ xanh, ngày uống 15-20 viên, chiêu với nước gừng.

– Tiêu sọ, đại hồi, nhục quế, bạch đậu khấu, cao khương, mỗi thứ 40 g, chích cam thảo 20 g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây kỹ, ngâm với 1 lít rượu 70 độ ít nhất trong 3 ngày đêm (ngâm càng lâu càng tốt). Cách 2 giờ lại uống 1 lần cho đến khi giảm bệnh.

Liều dùng:

– Người lớn mỗi ngày uống 1-3 thìa cà phê.

– Trẻ em dưới 10 tuổi mỗi lần uống 1/2-1 thìa.

– 10-15 tuổi uống 1-2 thìa.

Có thể uống thêm nước gạo rang pha với đường. Bài thuốc này đã đẩy lùi bệnh dịch tả ở Nam Bộ vào năm 1945, 1954.

 6.Củ riềng: Gia vị, vị thuốc, Củ riềng là củ của cây riềng. Cây riềng là loại cây nhỏ, thân rễ mọc bò ngang, dài. Cụm hoa mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một màu xanh, một màu trắng. Lá không cuống, có bẹ, hình mác dài. Củ riềng có tên là phong khương, cao lương khương, tiểu lương khương, có khá (Thái), kìm sung (Dao). Ở nước ta, cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nơi, không chỉ được dùng làm gia vị mà còn được sử dụng làm thuốc. Bộ phận làm thuốc rễ (củ) phơi khô. Cách chế biến: Đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2-3cm, phơi khô. Riềng được dùng cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền. Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu vị cay gọi là galangola được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi… Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn chữa đau bụng do lạnh, phong thấp, sốt rét, hắc lào, lang ben…

Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng riềng

Chữa đau bụng do lạnh: Củ riềng 20g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, tất cả sấy khô, tán bột. Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Hoặc củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 2-4 ngày.

Chữa phong thấp: Riềng, vỏ quýt, hạt tía tô mỗi vị 60g, sấy khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g, có thể pha với một chén nước sôi để nguội hoặc rượu, uống ngày 2 lần. Dùng trong 5-7 ngày.

Chữa sốt rét: Bột riềng 300g, bột quế khô, bột thảo quả mỗi thứ 100g, tất cả đem trộn với mật làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 15 viên trước khi lên cơn. Hoặc riềng tẩm dầu vừng sao 40g, gừng khô nướng 35g tán nhỏ, hòa mật lợn làm hoàn thành viên bằng hạt ngô, uống ngày 15-20 viên.

Trị chứng đầy bụng, khó tiêu: Riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Ngày dùng 2-3 lần.

Chữa đau dạ dày do hư hàn (Đau có thời gian nhất định, gặp lạnh hay đói đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống không ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm): Củ riềng, hương phụ mỗi vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.

Chữa hắc lào: Củ riềng già 100g, giã nhỏ, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi 2-3 lần.

Chữa lang ben: Củ riềng 100g, lá và củ chút chít 100g, chanh một quả, hai thứ giã nát rồi vắt nước chanh, đun nóng. Khi dùng lấy bông y tế thấm dịch thuốc bôi đều lên vùng tổn thương, ngày bôi 2 lần. Dùng trong 5-7 ngày.

7        RAU RĂM

Mô tả: Cây thảo mọc hằng năm, có tuyến nhiều hay ít. Thân mọc trườn ở gốc và đâm rễ ở các mấu, rồi đứng lên cao 30-35cm. Lá mọc so le, hình bầu dục ngọn giáo, nhọn hay to ở chóp, cuống rất ngắn, mép lá và gân chính phủ đầy những lông nhọn khá dài; bẹ chìa ngắn ôm lấy thân, có nhiều gân song song mà phần lớn kéo dài ra thành những sợi dài. Hoa họp thành bông dài, hẹp, mảnh, đơn độc hay xếp từng đôi hoặc thành chùm ít phân nhánh. Quả nhỏ, có 3 cạnh, nhọn hai đầu, nhẵn và bóng.

Bộ phận dùng: Cành và lá – Ramulus et Folium Polygoni Odorati.

Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu của Ðông Ðông Dương mọc hoang hoặc được trồng nhiều làm rau gia vị. Thu hái cành lá quanh năm, thường dùng tươi.

Thành phần hoá học: Lá có tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm mát dễ chịu.

Tính vị tác dụng: Rau răm có vị cay nồng mùi thơm, tính ấm; có tác dụng tán hàn, tiêu thực, sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng ăn để kích thích tiêu hoá, chữa dạ dày lạnh, đầy hơi đau bụng, kém ăn, co gân (chuột rút), ỉa chảy. Còn dùng chữa sốt, làm thuốc lợi tiểu và chống nôn. Dùng ngoài để chữa bệnh ngoài da (hắc lào, sâu quảng) rắn cắn và chó dữ cắn. Ngày dùng 20-30g giã tươi lấy nước uống hay sắc uống.

Ðơn thuốc:

1. Chữa bỗng dưng đau tim không chịu nổi; Dùng rễ rau răm 50g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén. 2. Chữa mùa hè say nắng, chết khát: Giã rau răm tươi, vắt cốt đun sôi uống.

Theo bác sĩ Lê Minh, người bị say nắng thể trạng bán hôn mê, dùng Rau răm 30g, Sâm bố chính 20g (tẩm nước gừng), rễ Ðinh lăng (lá nhỏ) 16g, Mạch môn 10g; 4 vị sao vàng, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

3. Chữa kém ăn: Rau răm ăn theo gia vị hoặc dùng cả cây 10-20g sắc uống sau bữa ăn.

4. Chữa ghẻ lở, chốc, sâu quảng: Rau răm toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi, hoặc giã nát xát hoặc đắp rồi băng lại.

5. Chữa tê bại, vết thương bầm tím sưng đau: rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu Long não hay cồn Long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.

6. Chữa rắn cắn: Rau răm dùng tươi cả cây nhai nuốt (hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống) còn lá đắp vào vết thương. Hoặc lấy 20 ngọn rau răm tươi đắp vắt nước uống, bã đắp.

Rau răm tuy không độc, nhưng nhân dân có kinh nghiệm từ xưa lưu truyền lại: dùng nhiều rau răm quá thì hại về mặt sinh lý, kém cường dương tráng khí, chân huyết cũng khó đi, hay phá huyết, nên khi có thai cũng không nên ăn nhiều Rau răm.

8.Rau mùi : là tên gọi miền Bắc, miềnNamgọi là ngò. Gọi mùi (ngò) ta để phân biệt với mùi (ngò) tàu (Có nơi gọi ngò tây, ngò gai). Tên Hán là Hồ Tuy. Bản thảo cương mục gọi là hương tuy. Tên khoa học là coriandrumsativum L. thuộc họ hoa tán apiaceae. Đó là một trong những loài cây được trồng lâu đời nhất trên thế giới, Mùi cũng đã trở thành cây rau, cây thuốc quen thuộc của người ViệtNam.

Đặc điểm của rau mùi

Toàn cây rau mùi có tinh dầu với thành phần chính là coriandrol (65 – 70%) được dùng làm nước hoa, nước gội đầu, làm rượu, ướp chè. Hạt tươi quả mùi hắc nhưng sấy lên thì mùi trở nên thơm dễ chịu. Tính năng công dụng của mùi trong Đông – Tây y tương tự các cây cỏ có tinh dầu như: gây hưng phấn thần kinh, kích dục, tăng trí nhớ, kích thích ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn, chữa nôn trướng bụng (gây đánh trung tiện), giảm đau răng đau thắt dạ dày ruột. Hàm lượng caroten (tiền vitamin A) trong lá gấp 10 lần cà chua, dưa chuột và đậu rán. Hàm lượng canxi, sắt cao hơn các rau khác. Trong 100g rau mùi chứa nhiệt lượng 11kcal, đạm 1,6g, đường 1,2g, canxi 285mg, sắt 4mg, photpho 33mg, kali 631mg, natri 284mg, đồng 0,21mg, magiê 33mg, kẽm 0,45mg, selen 0,53mg, vitamin 52mg, B1 0,14mg, B2 0,15mg, B6 0,01mg, B12 120mg, C 5mg, E 0,8mg, caroten 0,37mg, niacin 1mg, folatin 14mg, pantothenic acid 0,15mg.

Một số cách dùng rau mùi chữa bệnh

Làm cho sởi mọc nhanh và đều: trước mùa sởi, lấy cây mùi già rửa sạch, hong gió cho khô để nấu nước tắm, giặt quần áo cho trẻ 1 – 2 tuần một lần. Khi bị sởi, dùng lá hay hạt giã nhỏ, nhuyễn, với ít rượu trắng, cho vào gói vải xoa nhẹ lên người thứ tự từ trên xuống tay, chân (trừ mặt) hoặc phun bằng miệng (sau khi đã xúc sạch miệng) xong mặc áo kín, tránh giò lùa. Bên trong uống nước sắc rau mùi tươi.

Lợi sữa, chữa thiếu sữa, mất sữa:

– Lá rau mùi khô 50g, hạt mùi 20g, sắc đặc uống mỗi lần 1 chén, ngày 2 lần.

– Hạt mùi 12g, gạo nếp lức 30g, nấu cháo ăn.

– Hạt mùi 6g cho vào ấm cùng 100ml nước, đun sôi khoảng 15 phút lấy nước thuốc chia ra 2 phần uống hết trong ngày.

Làm đẹp da: lấy toàn cây mùi già (thân, cành, lá, hoa, quả, rễ) nấu nước tắm làm cho da trở nên mềm mại, sáng đẹp, thơm, dùng gội đầu thường xuyên tóc sẽ đen, dài. Nếu sắc đặc chữa tàn nhang, nốt ruồi trên mặt bằng cách xoa, đắp.

Chữa loét niêm mạc lưỡi: lá rau mùi 20g, lá rau húng chanh 12 lá, ngâm nước muối. Nhai kỹ, ngậm nuốt từ từ rất có hiệu quả.

Mặt mọc nốt ruồi đen: hạt mùi sắc nước rửa mặt thường xuyên. (Namdược thần hiệu).

Chứng đau bụng lâm râm sau khi ăn, bụng hơi đầy chướng, không tiêu: rau mùi 1 nắm, vỏ quýt 8 – 10g, sắc uống khi nước sắc còn ấm.

Kiết lỵ: đau bụng mót rặn đi ngoài không được, hoặc ra tí chút kèm máu, mũi, “lờ lờ máu cá”. Hạt mùi 1 vốc sao thơm tán nhỏ, mỗi lần uống khoảng 8g. Nếu lỵ ra máu uống với nước đường, nếu lý ra đờm uống với nước gừng. Ngày 2 lần.

Giun kim: hạt mùi tán nhỏ, lòng đỏ trứng gà luộc, ít dầu vừng nhào chung cho đều, nặn thành thỏi nhỏ nhét vào hậu môn của trẻ khi trẻ ngủ qua đêm. Làm 3 đêm liền. Có người bỏ trứng gà.

Chứng lòi dom, sa trực tràng: quả mùi đốt lên rồi tắt lửa cho khói lên để xông vào hậu môn.

Lưu ý :

– Phải chọn rau mùi tươi, mới thu hoạch để ăn và làm thuốc. Phải loại bỏ rau cũ nát vàng gây độc hại.

– Không dùng khi đang dùng các thuốc Đông y như: bạch truật, đan bì, đang bị loét dạ dày thì nên kiêng rau mùi.Chữa bệnh từ rau thì là

9.Rau Thì là:  là một loại rau gia vị rất quen thuộc trong nhiều món ăn  vì vừa thơm ngon, vừa át được mùi tanh. Ngoài tác dụng làm gia vị trong ẩm thực, thì là còn có nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh…

Thì là có tên khoa học là Anethum graveolens, họ Hoa tán. Cây thuộc dạng thảo sống hằng năm có thân nhẵn cao 60-80cm hay hơn, khía rãnh dọc, rễ trụ. Lá có bẹ và phiến lá rất phát triển, phiến thường xẻ 3 lần lông chim, phiến nhỏ hìnhnhư sợi chỉ, các lá ở ngọn thường tiêu giảm, không có cuống. Cụm hoa ở ngọn, trên thân và trên các cành, tụ thành tán kép gồm 5-15 tán nhỏ; các tán này mang 20-40 hoa màu vàng. Quả bế kép nằm trên một cuống quả rẽ đôi; quả hình trứng có 10 cạnh. Người ta thường dùng lá, quả và hạt để làm hương liệuchế biến thức ăn và làm thuốc.

Kết quả phân tích thành phần hóa học có trong cây thì là gồm nước, tro không tan trong HCl, nhiều khoáng tố vi lượng. Trong lá, hạt, rễ cây cũng có chứa chất dầu (95% là α, β pinen, 60% limonene và carvon). Toàn cây có hàm lượng terpen rất cao.

Theo y học cổ truyền, lá thì là có tính kích thích, mùi thơm hăng hắc, hơi đắng. Nó có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận. Nó còn được xem là một loại thuốc êm dịu giúp cải thiện hoạt động của dạ dày.

Chữa rối loạn tiêu hóa: ăn lá thì là nấu chín mỗi ngày giúp tiêu hóa tốt và chống táo bón. Đặc biệt đối với trẻ em đang lớn hoặc lứa tuổi nhũ nhi, 1-2 muỗng nước sắc lá thì là trộn vào thức ăn của trẻ sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ và giúp trẻ ngủ ngon giấc.

Chữa tiêu chảy và kiết lỵ: chất dầu trong hạt thì là rất hữu hiệu để chữa chứng no hơi, đầy bụng. Lấy hạt thì là chiên trong một lượng tối thiểu bơ cùng với đồng lượng hạt của cây cỏ cari (fenugreek), hỗn hợp này được xem như một loại thuốc đặc hiệu chữa bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng cấp tính. Để đạt hiệu quả tối đa có thể nướng hạt cho vàng rồi nghiền thành bột trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, chia 2-3 lần trong ngày.

 Chữa bệnh đường hô hấp: trong trường hợp cảm lạnh, cúm, hoặc viêm cuống phổi. Dùng khoảng 60g hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa rối loạn kinh nguyệt: thì là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nó làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở các thiếu nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu, cảm lạnh hoặc do có thai, dùng 60g dịch chiết lá thì là trộn chung với 1 muỗng nước ép rau mùi tây, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa hơi thở hôi: nhai hạt thì là mỗi ngày sẽ cải thiện được hơi thở, giúp hơi thở thơm tho hơn.

Chữa mụn nhọt và sưng tấy: giã nát lá tươi thành khối nhão rồi đắp lên các mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể trộn chung một ít bột nghệ rồi đắp lên các chỗ ung loét có mủ, tác dụng làm lành rất nhanh. Lá thì là đun trong dầu mè được điều chế thành một dạng thuốc dầu để bôi làm giảm đau trong trường hợp đau và sưng ở các khớp.

Tác dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú: thì là rất tốt cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, nó thường được dùng ngay sau khi sinh để giúp tăng lượng sữa của sản phụ đang cho con bú. Thì là còn giúp ngăn ngừa sự rụng trứng sớm nên sử dụng thảo dược này được xem như một phương pháp ngừa thai hiệu quả. Là một trong những loại rau gia vị quen thuộc, được trồng phổ biến ở khắp nơi, rau mùi tàu thường dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh.

 10.MÙI TÀU:(Ngò gai)

Những bài thuốc phổ biến từ mùi tàu:

Chữa hôi miệng: Lấy 1 nắm rau mùi tàu, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan. Dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau khoảng 5 – 6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi.

 Chữa đầy hơi, ăn không tiêu: Rửa sạch 50g rau mùi tàu, thái dài khoảng 3 – 4cm; gừng tươi đập dập; sắc với 400ml nước, đến khi còn 200ml thì đổ ra uống. Chia làm 2 lần, mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng.

 Chữa cảm cúm: Lấy 40g mùi tàu, 10g gừng tươi, ngải cứu và cúc tần mỗi thứ 20g; thái nhỏ các loại, gừng đập dập, sắc với 400ml nước, đến khi còn 100ml thì đổ ra. Uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi.

 Chữa cảm mạo (bệnh mắc khi thay đổi thời tiết): Sắc 10g mùi tàu khô, 6g cam thảo đất với 300ml nước; đun sôi trong khoảng 15 phút, rồi chia làm 3 lần, uống trong ngày.

 Chữa sốt nhẹ: Thái nhỏ 30g mùi tàu, 50g thịt bò, cộng thêm vài lát gừng tươi, nấu chín với 600ml nước, ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu, rồi đắp chăn kín, cho ra mồ hôi, nhiệt độ sẽ hạ xuống.

 Chữa kiết lỵ: Lấy 1 nắm hạt mùi, sao vàng, tán nhỏ, pha 7 – 8g mỗi lần với nước ấm, ngày uống 2 lần. Nếu đi ra máu thì uống kết hợp với nước đường.

 Chữa sởi: Những trẻ còn nhỏ bị lên sởi, nhưng các nốt sởi không mọc đều. Lấy rau mùi tươi giã nát, sao nóng, gói vào miếng vải mềm, chà xát khắp cơ thể trẻ. Nếu trẻ lớn hơn, thì nấu nước rau mùi cho trẻ uống (dùng khi nước còn ấm). Sau đó đắp chăn kín như xông hơi cho ra mồ hôi, các nốt sởi sẽ mọc nhanh và chóng khỏi hơn.

 Chữa đái dầm: Lấy mùi tàu, rau ngổ, cỏ mần trầu, mỗi thứ 20g, cùng với 10g cỏ sữa lá nhỏ, thái nhỏ, phơi khô. Sắc uống sau bữa ăn chiều. Dùng khoảng 3 – 4 lần bệnh sẽ thuyên giảm.

 Chữa loét niêm mạc lưỡi: Rửa sạch và ngâm rau mùi, rau húng chanh với nước muối pha loãng, rồi nhai kỹ, nuốt lấy nước. Dần dần vết loét sẽ biến mất.

 Chữa khí trướng, thở mệt: Mỗi ngày sắc 40g rau mùi tàu khô với 2 bát nước, đến khi còn lại khoảng 2/3 bát thì đổ ra bát. Chia làm 2 lần, uống trong ngày.

 Chữa đau bụng, tiêu chảy: Lấy 20g rau mùi tươi, củ sả, lá tía tô, gừng sống mỗi thứ 12g, sắc với nước, uống trong ngày.

 Chữa chấn thương: Lấy mùi tàu tươi giã nát, đắp vào chỗ bị tổn thương, sau vài ngày sẽ bớt sưng tấy.

 Tổng Hợp các tài liệu Khoa Học Đời Sống

Bài khác nên xem

Thực phẩm người già cần tránh

phuocthanh

Khí quyển trái đất

phuocthanh

Lá Sen chữa được nhiều bịnh

phuocthanh