Tài Liệu: Phật Giáo và Dân Tộc Việt Nam mất gì khi phá sản tinh hoa của Gia Đình Phật Tử Việt Nam (TT)

  1. 1.            Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NÊU TRÊN:

Các em vào Gia Đình Phật Tử để noi gương Đức Phật, các em được may mắn hưởng thụ tinh thần Phật giáo (Bi – Trí – Dũng) mà không một tôn giáo nào, một học thuyết nào sánh kịp . Bằng những hoạt động bổ ích thiết thực làm phương tiện. Gia Đình Phật Tử hướng thanh niên tìm hiểu và tu học theo Đạo Phật. Tôn giáo của trí tuệ và tình thương – vì Đạo Phật trong căn bản là con đường giúp thanh niên giải quyết thật sự và triệt để những vấn đề căn bản nhất của mình, khổ đau và hạnh phúc – sống và chết, ý nghĩ… của cuộc đời, cá nhân và xã hội, tiến hóa và thoái hóa, giá trị của con người và vũ trụ… Thanh niên thời đại nào cũng bắt gặp những vấn đề, những khó khăn nằm tận bản chất mong manh của kiếp người nói trên. Bởi thế thanh niên lúc nào cũng cần đến Đạo Phật để giải quyết những vấn đề căn bản đó của cuộc đời mình và phân phát ra quanh mình những cái hay cái đẹp mà mình đã thụ nhận được – những Đoàn viên Gia Đình Phật Tử như những người gieo giống – gieo những hạt giống của trí tuệ và tình thương ra khắp muôn nơi, giúp thanh niên tìm được ý nghĩa cuộc sống của đời mình. Cuộc khủng hoảng tinh thần của thanh niên hiện nay là cuộc khủng hoảng nội tâm – bị câu xé bởi nhiều mâu thuẩn, làm mất đi sự hài hòa bản nhiên vốn có – đó là sự coi nhẹ cái tâm linh và quá thiên về cái tri thức. Trong nền văn minh vật chật, mỗi sự việc đều nhạt tẻ, mất tất cả sự lôi cuốn của cái bí mật, cái không thấy được, mất hết cái gì thuộc về nội tâm, thuộc về tinh thần – và con người không thể sống và tiếp tục một cuộc sống như vậy – một cuộc sống không có ý nghĩa – đi những khoảng trống không thể lấp đầy bằng tình dục buông thả, bằng thể thao hay bằng ma túy, con người không thể sống mà không có định hướng, không có hy vọng. Một người có đời sống đói nghèo về vật chất có thể vay mượn về vật chất để sống, nhưng một người mà nghèo đói về tâm hồn, về đạo đức, về, về tâm linh thì họ đi vay mượn ở đâu và ai là người có khả năng cho họ vay mượn? Và Gia Đình Phật Tử là chiếc cầu nối giúp thanh niên tìm về giáo lý giải thoát của Đức Phật, với truyền thống đạo đức của dân tộc – sống cuộc sống chánh niệm. Tìm về với thiên nhiên, cây cỏ – đó là thế giới của yên tĩnh, màu xanh hiền dịu của cỏ cây sẽ rửa sạch đôi mắt đỏ ngầu của gió bụi, tay em sẽ nhúng vào những suối mát tê người và những vết thương đời sẽ được hàn lấp, và kia là đền chùa tháp mộ, những hồi chuông mai dóng gọi mặt trời lên, những hồi chuông chiều chuyển dồn âm ba để khỏa lấp mặt trời dần lặn, sẽ cho em một khái niệm rõ ràng về sự hòa hợp với thiên nhiên hay khi chiêm nghiệm một dòng sông: “Dòng sông thông minh lắm, nó luôn luôn biết tiếp nhận mọi cội nguồn và mọi lưu mạch. Nó biết chịu đựng và chuyển hóa, nó biết làm bất cứ điều gì có thể làm được để khỏi bị ứ đọng và ô nhiễm… nó biết tiếp nhận cái mới mỗi ngày để nuôi dưỡng cái cũ. Nó biết từ chối mọi sự trôi chãy hấp tấp vội vã, nó biết tự lắng trong để tiếp nhận hình ảnh mặt trời và trăng sao. Và nó biết chãy thanh thản để trở về với đại dương mênh mông”. Thiên nhiên thật ý nghĩa, đó là một bài học không lời mà trong chương trình tu học Gia Đình Phật Tử sẽ dành cho các em những phút giây lắng lòng để suy nghiệm, để tìm hiểu về ý nghĩa cuộc sống, từ đó biết sống cho đáng sống, can đảm, yêu đời, biết thưởng thức cái đẹp của non sông biển khơi, biết yêu sự làm việc, sống sao cho có ích. Gia Đình Phật Tử hùng mạnh vì luôn sống trong gian khó mà không coi đó là điều bất hạnh, trái lại mọi Đoàn viên luôn yêu đời và thấy rằng được sống trong tổ chức là điều hạnh phúc

Kỳ tới:

VẤN ĐỀ ÁP DỤNG LỜI PHẬT DẠY VỀ CHƯƠNG TRÌNH

TU HỌC CỦA ĐOÀN VIÊN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ:

 

Bài khác nên xem

Nhạc Karaoke: Bông Trắng Cài Áo – Phạm Thế Mỹ

ducquang

Nhạc Karaoke: Mẹ Từ Bi – Chúc Linh

ducquang

Nhạc: Thương Mẹ – Đức Quảng 1990

ducquang