Tài Liệu: Phật Giáo và Dân Tộc Việt Nam mất gì khi phá sản tinh hoa của Gia Đình Phật Tử Việt Nam (TT)

 

 

TÌM HIỂU TỔ CHỨC GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIỆT NAM

Thực Hiện: Luật Gia Đức Dũng

(Tiếp Theo)

 

  1. 1.            VẤN ĐỀ ÁP DỤNG LỜI PHẬT DẠY VỀ CHƯƠNG TRÌNH

TU HỌC CỦA ĐOÀN VIÊN GIA ĐÌNH PHẬT TỬ:

Khi tìm hiểu về Đạo Phật  chúng ta thấy rằng luật nhân quả đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân sinh quan và trong việc giáo dục đạo đức cho con người. Đạo Phật khác tôn giáo khác ở chổ không chấp nhận quan niệm siêu hình về Thượng đế, về linh hồn và về một nguyên nhân ban đầu nào đó, mà từ đó thế giới được sinh ra. Chủ thuyết của Phật giáo cho là mọi sự vật hiện tượng kể cả con người đều do nhiều nhân nguyên kết hợp mà thành, hay kết quả có được, là do tác động của nhân duyên. ĐẠO Phật gọi hiện tượng đó là quả báo, còn nhân duyên quả báo được nhà Phật gọi tắt là luật nhân quả, xét các yếu tố trong hệ thống của luật nhân quả chúng ta thấy, nhân có nhiều thứ, duyên có nhiều loại và không có quả cuối cùng. Luật nhân quả trong đời người của Đạo Phật được chia thành ba quả – đó là quả quá khứ, quả hiện tại và quả vị lai. Từ đó nếu người ta gây nhân lành thì được quả lành, gây nhân dữ được quả dữ. Trong nhân gian có những câu: “Ở hiền gặp lành – Ác giả ác báo – Kẻ gieo gió thì thời gặp bảo…” Là nói theo ý nghĩa đó. Song, cũng có những trường hợp thường như ngược lại, đó là quả quá khứ quá lành hoặc quá dữ, vì thế phải căn cứ vào ba đời để khảo sát. Ứng dụng vào lời dạy về luật nhân quả của Đức Phật, Đoàn viên Gia Đình Phật tử sữ có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống và không còn bị lệ thuộc vào sự linh thiêng của Thần Thánh bên ngoài. Chúng ta cũng tự khẳng định là chủ nhân đích thực của đời ta, đồng thời cũng gạt bỏ những chuyện mê tín vu vơ như đồng bóng, bói toán… Vì biết rõ gây nhân lành sẽ tạo được cho cuộc đời mới vui tươi, lành mạnh trong hiện tại và tương lai. Chẳng còn băn khoăn trông đợi điều gì nữa mà phải đi xem bói, bởi chính chúng ta đã chịu mọi trách nhiệm, hay dở đều do ở mình không kêu than oán trách ai

Nhân quả là dòng biến động sinh diệt nối tiếp nhau cho nên là hiện thân của vô thường. Khi biết rõ vạn vật của thế gian không có gì là cố định duy nhất mà đều do nhân duyên kết hợp tạo thành, người Đoàn viên Gia Đình Phật Tử sẽ xây dựng được niềm tin từ cuộc sống, sống cho ra sống, sống là phải cố gắng lao động, học tập để đạt đỉnh cao của trí tuệ – đức độ

Như thế, nếu chúng ta tạm thời gạt bỏ tính chất thần bí về kiếp người trong luật nhân quả thì ta sẽ thấy được tính nhân bản tuyệt vời trong tư tưởng đó. Bởi nó luôn giáo dục con người sống lành mạnh, làm nhiều việc tốt, việc thiện; đồng thời hạn chế các việc xấu, điều bất nhân phi nghĩa, làm giảm đi một phần tai ương cho xã hội. Mặc khác Gia Đình Phật Tử, không chỉ giáo dục chung cho một gia đình tốt, một xã hội tốt, mà trọng điểm giáo dục của Gia Đình Phật Tử là giáo dục cá nhân. Giáo lý nhân quả xác nhận trách nhiệm cá nhân – vốn là vấn đề quyết định cho cuộc sống của mỗi con người. Hơn nữa giáo lý nhân quảlà một nền giáo dục không hề ra lệnh hay trừng phạt mà trả con người về vị trí đích thực của nó – áp dụng tư tưởng giáo dục này vào vấn đề kỷ luật – một tổ chức lớn mạnh tất phải có một nền trật tự nhất định. Khác với các đoàn thể khác, kỷ luật của Gia Đình Phật Tử là kỷ luật tự giác – mỗi Đoàn viên tự ý thức về trách nhiệm, vị trí và vai trò của mình trong đoàn thể và ngoài xã hội. Trong tự thân của mỗi đoàn viên luôn diễn ra quá trình tự giáo dục mình theo những chuẩn mực đạo đức nhằm dần dần đưa mình đến chỗ hoàn thiện và có ích cho xã hội. Đây là phương pháp giáo dục hữu hiệu nhất đối với mỗi con người. Bởi mỗi cá nhân có những điều kiện sống khác nhau, vì thế phải có những phương pháp giáo dục khác nhau. Song đưa ra những chuẩn mực căn bản để con người tự điều chỉnh hành vi của mình là phương pháp giáo dục hiệu quả và thấm đượm tính nhân văn nhất. Ở một khía cạnh khác, ta thấy luật nhân quả còn kết tội và xử lý hành vi ý định vi phạm pháp luật của con người khi nó còn trong trứng nước, vì thế một cá nhân nào đó đứng trước nguy cơ trở thành tội phạmthì lương tâm họ luôn bị cắn rứt, họ phải đắn đo đấu tranh tư tưởng, bởi cá nhân đó, con người đó sợ quả báo trừng phạt. Ngay cả trong những trường hợp do hoàn cảnh bắt buộc nào đó mà cá nhân đã trót phạm tội, họ cũng vẫn ăn năn hối lỗi vô cùng và cá nhân ấy sẽ có hành động tích cực để sữa chữa lỗi lầm, để cải tạo cái nghiệp của mình. Vì chỉ có ta mới thật sự là chủ nhân của cuộc đời, nên ta phải cố gắng rèn luyện cải tạo nhanh chóng trở thành người tốt chứ không ỷ lại, cầu cạnh vào một thế lực, quyền lực hay một thần lực nào ngoài bản thân mình

Và như thế Phật giáo phải là nền tảng đạo đức cần đưa vào đời sống của mỗi con người bằng giáo dục. Không chỉ là giáo dục ở trường học mà còn giáo dục ở ngoài đời và Gia Đình Phật Tử là một phương tiện để đưa thế hệ trẻ đến với nền đạo đức ấy

Khi các em còn bé xíu, chúng ta chuẩn bị tâm hồn các em bằng cách thường xuyên lên chùa, các em có thể chỉ nô đùa chạy nhảy trong sân chùa, không cần phải vào giảng đường hay chánh điện, nhưng tiếng chuông, tiếng mõ, mùi trầm hương sẽ thấm vào tâm hồn các em, các em tin rằng có một cái gì đó linh thiêng lắm, đời sống không chjỉ là ăn uống, ngoài mình ra còn có người khác, đó là những cái thiện duyên để chuẩn bị cho các nhân lành mà các em sẽ được gieo trong tương lai

Khi lớn lên các em sẽ lên chánh điện để lễ Phật, mỗi lần quì xuống là mỗi lần hạ thấp cái tôi để bớt kiêu ngạo, biết khiêm tốn. Rồi các em sẽ vào giảng đường nghe thuyết pháp, các em chưa hiểu đâu, các em có thể hiểu đó là chuyện hoang đường. Nhưng thật ra đó là “Những viên ngọc nhặt trong đêm tối” chúng ta cứ nhét thật nhiều vào túi các em, để khi vào đời khi ánh sáng chiếu vào, sẽ thấy đó đúng là ngọc chứ không phải sỏi đá. Các em sẽ có thân tâm an lạc. Khi đã về già, lúc đó đã đủ kinh nghiệm thực tế về cuộc đời chúng ta sẽ ngồi xuống, quay vào với nội tâm mà quan sát luật nhân quả, thu ngắn thời gian lại, lắp láp những sự kiện từ mấy chục năm trước vào hiện tại, chúng ta sẽ thấy nhân và quả liền sát nhau như những hạt bồ đề nên chuỗi tràng. Thế là siêu thoát đấy, sẵn sàng cho kiếp sau, cho Niết bàn. Gia Đình Phật Tử đã tồn tại gần 60 năm, nhờ Gia Đình Phật Tử mà phần lớn các em bé xíu đã vui sống tuổi thơ ngây, người lớn đối xử với nhau trong tình thân ái, người già được giải thoát khỏi phiền não. Và toàn thể áo lam đã trở nên thân thương gần gũi với mọi người. Những Đoàn viên áo lam đã sống gắn bó thân thương chia sẻ những vui buồn trong cuộc đờitạo nên một khối tình lam tròn đầy viên mãn

Kỳ tới:

  1. II.               LÝ TƯỞNG ÁO LAM – LÝ TƯỞNG HOA SEN

Bài khác nên xem

Nhạc Karaoke: Tình Cha – Giác An

ducquang

Phù hiệu – Lễ Húy Nhật lần thứ 20 – cố Huynh Trưởng cấp Dũng Như Tâm-Nguyễn Khắc Từ

ducquang

Hạnh Phúc

nhuanphap