Trại Đội Chúng

 

( Tài liệu Huấn Luyện Đội Chúng Trưởng – Anoma NiLiên

do BHD Trung Ương GĐPT Việt Nam ấn hành )

 

I. NGUỒN GỐC TRẠI :

Thời thượng cổ của loài người không đóng khung trong một căn nhà nhỏ bé chật hẹp mà trái lại được lồng vào khung cảnh bao la hung vĩ của trời cao biển rộng, hay nơi đồng ruộng rừng sâu. Chính cuộc sống du mục này đã là một nguyên nhân khiến con người thích những gì phóng khoáng.

Khi cuộc sống tập thể của con người bắt đầu hoạt động trong phạm vi làng xóm, mỗi lúc thanh niên khôn lớn và sau khi được am tường võ nghệ, lúc người thanh niên bắt đầu đi vào cuộc đời của một hiệp sĩ, đem tài năng diệt kẻ tham ô trộm cướp, chịu đựng gian khổ, nằm gai nếm mật để mong được thỏa chí. Thời gian đi như vậy ít nhất cũng vài tuần những người này gặp nhau cùng với ý nguyện kết bạn với nhau và cùng sống bên nhau trong những ngày gian khổ. Cuộc sống hằng ngày chật vật  càng giúp đỡ lẫn nhau, do đó tình thương yêu thân thiết giữa người với người cũng vì đó mà lũy tiến.

Đời sống khoáng đạt của thiên nhiên đã mang lại cho họ nhiều trí tuệ, họ trải rộng ý nghĩ không can bị đóng khung trong bôn bức tường hẹp.

Rồi với đà văn minh, với chí hợp quần, họ đã thành lập những xã hội cỏn con, sống chung với những người cùng sở thích, tuy với thời gian ít ỏi nhưng họ vẫn cố gắng giúp đỡ lẫn nhau, sống gian khổ và tháo vát trong mọi việc làm. Từ những sự kiện này, TRẠI đã có mầm khởi nguyên.

II. ÍCH LỢI CỦA TRẠI :

Từ khởi nguyên như trên ta thấy trại đã tỏ ra hữu ích về hai phương diện :

–  Đối với đoàn thể : Đời sống trại đã khiến con người thương yêu nhau trong những giờ khổ sở, hiểu được tâm tính nhau trong những lúc gay go. Nhờ đó tinh thần Đội, Đoàn mới có phần tăng trưởng.

–  Với cá nhân : Trại là trường huấn luyện thanh thiếu niên về thể, trí và đức dục, vì tại trại chúng ta mới có những thú vui hồn nhiên trong sạch.

Đời sống trại làm cho thân thể tráng kiện, tạo dược một sức khỏe dẻo dai, chống đỡ được với sương gió, tay chân quen những trò chơi mạnh dạn, vượt núi băng rừng, sống giữa thiên nhiên các giác quan đều được đem ra áp dụng và kiểm nhận một cách dễ dàng.

Cặp mắt được ngắm nhìn quang cảnh bao la, được quan sát hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ, những điều mà chính mình chưa bao giờ thấy, tai quen phân biệt những âm thanh, tiếng chim hót chiều chiều trên đồi núi làm cho họ nhận được chim gì, tiếng xào xạc giữa rừng khô như có cảm tưởng là có con gì đi lại, mũi quen với những hương vị thiên nhiên, một làn gió thoảng qua mang theo một mùi vị, họ cũng biết nó mang lại từ đâu và do những gì phát khởi.

Đời sống gian lao đem lại nhiều đức tính tự tin, nhẫn nại, bằng lòng chịu đựng trên đường đời, giá trị cần lao cũng được nâng cao, nỗ lực gắng công trong những giờ thủ công trại.

Đời sống ở trại thật ích lợi và cao quý, nó làm cho người thanh niên phát triển mọi năng lực tiềm tàng mạnh nhất chưa có điều kiện phát triển, Đời sống trại là đời sống của tư do, cao thượng và thanh liêm.

III. D TRI :

1. Chuẩn b :

Khi được lệnh đi trại. Đội Chúng trưởng phải tập họp ngay Đội Chúng mình để chuẩn bị cho ngày trại được chu đáo, và ngày trại Đội phải cho biết thời gian và địa điểm trai ( nếu cần phải nhờ các anh chị Đoàn trưởng xin phép ). Thông tin đầy đủ, sau đó phải nhắc lại đồ đùng cá nhân mang theo và chia nhau mang những đồ dùng chung của Đội Chúng.

2. Ti Tri :

Đến địa điểm trại phải cho họp ngay Đội Chúng, đừng để các Đội Chúng sinh đi tản mác, nhận được địa điểm đóng trại Đội Chúng trưởng phải tìm hướng để dựng lều, nhưng trước khi bắt tay vào việc, Đội Chúng trưởng phải đọc lại bảng phân công, nhắc lại hiệu còi, luật trại.

3. Bế mạc Trại :

Lúc hạ lều cũng như lúc dựng trại, quanh khu vực trại phải sạch sẽ, không được lưu lại một vết tích gì, đồ đạc mang theo cũng sắp đặt ngăn nắp, khi về trại cũng có cuộc kiểm thảo, phê bình để Đội sinh có thể giải bày những thắc mắc, phải kiểm soát đồ dùng mang đi đừng để Đội Chúng sinh thiệt thòi về vật chất.

Sau ngày trại, Đội.. Chúng trưởng còn có bổn phận để ý coi chừng có Đội Chúng sinh nào bị bệnh, bị quát mắng không, nếu có phải cho ban Huynh Trưởng biết để lo dàn xếp nếu sức mình không đủ lo tròn.

IV. TỔ CHỨC MỘT TRAỊ ĐỘI CHÚNG :

Dẫn Đội Chúng đi trại tức là ta đã nắm cả toàn Đội Chúng, mọi việc làm của Đội Chúng, người Đội Chúng trưởng phải nhận lấy trách nhiệm. Vì vậy tổ chức một trại Đội Chúng, người Đội Chúng trưởng phải có cấp bậc ít nhất là Trung Thiện, hoặc học hết chương trình Sơ Thiện, phải có đủ khôn ngoan và lanh lẹ, có như thế mới có thể đủ sức bảo đảm Đội Chúng của mình.

Trại Đội Chúng phải có sự đồng ý của toàn đội Đội Chúng trưởng phải xin phép Liên Đoàn Trưởng và đến nơi cắm trai, trước khi đến một địa điểm, Đội Chúng trưởng và phó phải đi quan sát địa điển trước.

Chỗ cắm trại gần nơi có nước trong lành, xa thị thành để khỏi bị làm ồn ào trễ nải mất giờ giấc của trại, nơi cắm trại phải là chỗ rộng rãi, thoáng khí và gần đường tiếp tế lương thực.

Trại Đội Chúng phải có mục đích hoặc gây thêm tinh thần hoặc để thi chuyên môn, trong buổi họp trước ngày trại phải phân chia công việc, trinh bày kế hoạch và không quên kiểm điểm lần cuối.

Phải cho Đội Chúng sinh có nhiều giờ nghỉ ngơi: để ngày mai có sức khỏe tiếp tục, đừng để cho Đội Chúng sinh phí sức trong cuộc vui nào dù nhỏ hay lớn.

V. ĐỒ DÙNG CỦA TRAỊ :

1. Đồ dùng của Đôi Chúng :

–  Nên dùng đèn bão.

–  Toile de tente ( tấm lều 2 mái ) phải đủ để đóng và lót trại cho sạch sẽ, không được thủng rách hay quá dơ.

–  Dụng cụ nấu ăn phải đầy đủ.

–  Dụng cụ làm thủ công trại : rựa, cuốc, dao.

–  Hộp cứu thương : Phải đầy đủ thuốc để cấp cứu khi đi đường và trong khi chơi.

–  Linh tinh : Ông thổi lửa, cờ truyền tin.

2. Đồ dùng của trại sinh :

a. Đồ chuyên môn :

–  Viết chì, nguyên tử.

–  Sổ tay.

–  Dây ( tối thiểu 5 mét).

–  Còi, gậy.

–  Cờ địa bàn.

b. Đồ ngủ :

–  Mền

–  Quần áo ngủ

–  Vải lót

–  Báo ngủ ( 5 tờ )

c. Đồ v sinh :

–  Bàn chải, kem đánh răng.

–  Ca hay ly.

–  Khăn mặt.

–  Giấy vệ sinh

d. Đồ nấu ăn :

– Gạo và đồ ăn sáng.

– Giá vị.

– Chén, đũa, nĩa, muỗng.

– Nồi, soong để nấu.

– Dao nhỏ, diêm, củi, thùng xách nước, ấm nước.

VI. MỘT CÁI TRẠI :

Một cái trại phải có :

–  Cổng trại, giản dị nhưng hợp nhãn.

–  Bếp trại : Tối thiểu phải hai bếp, bếp trại phải đặt nơi khuất gió và dưới gió đối với lều ( để tránh khói và tàn bay dễ cháy lều ).

–  Nơi làm bếp phải sạch sẽ và người không phận sự không ai lai vãng.

–  Đường mương : thoát nước cho mau lẹ và không  tạo thành vũng.

–  Hố rác phải đào gần bếp.

VII. NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA TRẠI :

–  Đạo : Từ địa điểm, đồ dùng cho đến hình thức trại sinh.

–  Đạo vị. : Thể hiện tinh thần của người con Phật.

–  Đầy đủ : Từ đồ dùng, giờ nghỉ cho đến thủ công trại.

–  Sạch sẽ : Trong toàn khu trại.

–  Tươi : Tô điểm trại bằng tiếng hát giọng cười.

–  Hoạt : Không ai được nghỉ hay chơi trong khi mọi người đều làm.

–  Lanh : Tháo vát, lanh lẹ trong mọi công việc.

–  Khỏe : Không thiếu ngủ, thiếu ăn, uống, quá mệt hao tôn thì giờ.

–  Phải có lợi : Hiểu biết, sức khỏe, tình thân ái, tình đồng đội.

–  Phải làm việc thiện : đó là phương tiện để làm tăng niềm vui vẻ cho kẻ khác.

 

 

 

Bài khác nên xem

Báo Đoàn

datthinh

BHD.GĐPT Lâm Đồng: Liên Trại A Nô Ma-Ni Liên Và Tuyết Sơn Khu Vực Đức Trọng – Lâm Hà

Huệ Quang GĐPTVN

Tổ chức huấn luyện Đội – Chúng trưởng và Đầu thứ Đàn

datthinh