Vườn Tượng Phật Nơi Nghệ Thuật Thăng Hoa

Vườn Tượng Phật Nơi Nghệ Thuật Thăng Hoa

Cách đây đúng 50 năm, pháp sư Bounlua Suliat đã chọn một địa điểm ven dòng sông Mekong, cách thủ đô Viêng Chăn của Lào chưa đầy 25km về hướng đông để thực hiện công trình nghệ thuật với sự hoà trộn giữa Hindu giáo, Phật giáo bằng ngôn ngữ điêu khắc, tạo thành một quần thể tượng Phật tên gọi Wat Xiengkuane, người đời quen gọi là “Vườn tượng Phật”

 Cách đó không xa phía tỉnh Nong Khai của Thái Lan, vị pháp sư này cũng thực hiện một “Vườn tượng Phật” thứ hai tên gọi Wat Khaek với quy mô quần thể tượng cao lớn, hoành tráng hơn cũng chỉ bằng chất liệu xi măng, gạch và sắt thép. Các tác phẩm trong Vườn tượng Phật được thể hiện trong thập niên 1950 – 1960, giai đoạn cuộc chiến tranh Đông Dương đang vào thời kỳ ác liệt nhất. Các tác phẩm của Bounlua lại ẩn chứa trong đó nhiều uẩn khúc của con người, của thời cuộc, để rồi ngay chính những vị thần Phật cũng không thể bình yên tĩnh tại nhập định trong hai khu vườn ấy, mà tất cả như xáo động, bức bối, trào dâng nhiều cảm xúc khác nhau được thể hiện qua từng pho tượng lớn nhỏ.

Bounlua không phải là một hoà thượng. Ở đời thường, ông không cạo đầu, không mặc áo cà sa, thường mặc một bộ trang phục màu trắng trông giống như một vị pháp sư. Tương truyền ông là người rất tinh thông về triết học Hindu, Phật giáo, thần thoại học, biểu tượng học…

Bounlua cũng không qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào về nghệ thuật tạo hình, điêu khắc. Ông đã từng lý giải về vườn tượng của mình là những hình ảnh kỳ lạ -được ông cùng mấy người cộng sự tạo ra – đến với ông trong những giấc chiêm bao, và trong những cảm nhận về thần linh mà ông ngộ ra được trong đời sống hàng ngày.

Vườn tượng Wat Xiengkuane là những hình ảnh pha trộn của Hindu giáo, Phật giáo, những thần nhân trong sử thi Ramayana, quần thể tượng Phật và những vị thần Shiva, Arjuna, Visnu, Rama, Sita…   Các tác phẩm tượng của Bounlua đều sử dụng chất liệu xi măng, không qua sơn phết hay phủ lên bất kỳ một chất liệu gì khác. Sự thô mộc của chất liệu xi măng qua thời gian đã tạo nên những nét rêu phong, cũ kỹ, thể hiện qua các mảng màu đơn giản như đen, xám của thiên nhiên, của sự bào mòn thời gian càng làm cho thần thái của những bức tượng có thêm vẻ kỳ bí, huyền hoặc. Quy mô của những bức tượng càng cao lớn bao nhiêu, từng chi tiết nhỏ của các bức tượng lại là những nét điêu khắc tỉ mỉ bấy nhiêu. Người xem có thể thấy một nụ cười duyên trên môi vị nữ thần, cũng thấy được những giọt nước mắt đọng trên gương mặt đau khổ của người vợ bị chồng hành hạ.

Một góc của vườn tượng Wat Xiengkuane Nụ cười của tượng Phật ở Wat Khaek (Nong khai)
Wat Xiengkuane nhìn từ trên cao Nét trầm mặc thể hiện trên gương mặt Phật ở Wat Xiengkuane

Voi và khỉ dâng lễ vật cho đức Phật Sự phá cách trong dựng tượng, đầu Phật đội những đầu lâu
Tượng Phật khổng lồ nhập niết bàn ở Wat Xiengkuane Phật giáo và Hindu giáo hoà quyện ở vườn tượng Wat Khaek
Vẻ kỳ bí toát lên trên từng khuôn mặt tượng Sự thô ráp của xi măng càng đem lại cho tượng vẻ đẹp qua thời gian

 

Bài và ảnh: Nguyễn Đình (SGTT)

Bài khác nên xem

Tưởng Nhớ Anh Năng Quang

datthinh

Thơ: Nước mắt mẹ hiền của Tâm Minh Ngô Tằng Giao

phuocthanh

Bi Chí Đức Tăng Thống GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

phuocthanh